Gần đây, tại một số tỉnh thành xảy ra các ca tử vong mẹ và con do thuyên tắc ối đã gây xôn xao dư luận. Vậy thuyên tắc ối nguy hiểm như thế nào, có thể điều trị và dự phòng được không?
Thuyên tắc ối là một cấp cứu sản khoa hiếm gặp do dịch ối, những tế bào thai nhi: tóc, phân su… đi vào hệ tuần hoàn người mẹ gây phản ứng dị ứng, khiến người mẹ suy hô hấp và suy tuần hoàn cấp tính. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy thuyên tắc ối xảy ra với tỉ lệ từ 1/8.000 đến 1/80.000 ca sinh.
Sinh mổ vẫn không tránh được.
Những thành phần bong tróc của thai nhi trong dịch ối có thể vào hệ tĩnh mạch mẹ thông qua tĩnh mạch cổ trong cổ tử cung, vị trí nhau bám hoặc vị trí tổn thương của cơ tử cung và gây phản ứng dị ứng trong suốt cuộc chuyển dạ sinh thường, sinh mổ hoặc sinh thủ thuật. Vì vậy, sinh mổ không tránh được thuyên tắc ối.
Các chuyên gia cho rằng thuyên tắc ối xảy ra khi có ba điều kiện sau đây: vỡ màng ối, vỡ tĩnh mạch của tử cung hay cổ tử cung và áp lực buồng tử cung cao hơn áp lực tĩnh mạch mẹ.
Thuyên tắc ối có thể xảy ra trước, trong và ngay sau khi sinh. Những yếu tố nguy cơ bao gồm nhau bong, tử cung quá căng trong thai to, đa thai, đa ối, thai chết lưu, chấn thương, dùng oxytocin trong chuyển dạ, đa sản, mẹ lớn tuổi, vỡ ối. Nạo hút thai, truyền dịch ối, chọc hút ối hay chấn thương bụng cũng có thể xảy ra tình trạng này. Tuy nhiên vẫn có số ít trường hợp thuyên tắc ối xảy ra không kèm những yếu tố kể trên.
Thuyên tắc ối có thể xảy ra ở tất cả chủng tộc, màu da và độ tuổi.
Chẩn đoán:
Chẩn đoán trên lâm sàng dựa vào các dấu hiệu:
– Khó thở, hạ oxy huyết cấp, ngưng thở, ngưng hô hấp.
– Hạ huyết áp và ngừng tim đột ngột.
– Bệnh lý đông máu xảy ra đột ngột.
– Xảy ra trong quá trình nong nạo, chuyển dạ, mổ lấy thai hoặc trong vòng 30 phút đầu sau sinh.
– Không có bất kỳ bệnh lý nội khoa như tim mạch, hô hấp, bệnh về máu… nào trước đó.
Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng đã kể trên (khó thở, tụt huyết áp, da xanh tái, phù phổi…) và các xét nghiệm cận lâm sàng: đo điện tim, đông máu toàn bộ… giúp hướng đến chẩn đoán thuyên tắc ối chứ không thể chẩn đoán xác định thuyên tắc ối. Việc chẩn đoán xác định thuyên tắc ối là phải giải phẫu tử thi, tìm thấy các thành phần thai nhi như da, lông tóc, phân su… của dịch ối hiện diện trong tuần hoàn phổi mẹ.
Nếu xảy ra thuyên tắc ối, tỉ lệ tử vong mẹ hơn 80% dù tỉ lệ sống sót của thai nhi có thể đến 70%. Thống kê cho thấy 50% sản phụ sẽ chết trong giờ đầu khi khởi phát triệu chứng và trong số sống sót sau đó phần lớn trường hợp để lại di chứng thần kinh nặng nề.
Cho đến nay không có biện pháp dự phòng hữu hiệu đối với thuyên tắc ối.
Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ.
Nhu cầu truyền máu tăng cao, lượng dự trữ máu thấp trong khi dịch bệnh Covid-19 còn nhiều diễn biến …
Xem chi tiết
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế tại Hội nghị giao ban trực tuyến về công tác phòng chống dịch C…
Xem chi tiết
Căn cứ Quyết định số 2133/QĐ-SYT ngày 18/12/2020 của Sở Y tế Hà Nội, về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch …
Xem chi tiết
Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ thông báo tuyển dụng lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-C…
Xem chi tiết
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại Việt Nam, Bộ Y tế đề nghị mỗi…
Xem chi tiết
Tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diến biến phức tạp trên thế giới và Việt Nam, việc bảo vệ sức khỏ…
Xem chi tiết
Thực hiện sự chỉ đạo của Thành phố Hà Nội, của Sở Y tế Hà Nội dưới sự hướng dẫn của Bộ Y tế trong cô…
Xem chi tiết
Ngày 05/8/2020 Công ty cổ phần y tế Minh Anh đã trao tặng 25.000 chiếc khẩu trang y tế kháng khu…
Xem chi tiết
Bộ Y tế và Bộ TT&TT đề nghị người dân cả nước cài Bluezone đề nghị mọi người dân phải cài ứng …
Xem chi tiết
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN CHƯƠNG MỸ THÔNG BÁO. Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến rất phức tạp. …
Xem chi tiết
CẤP CỨU THÀNH CÔNG CA CHỬA NGOÀI TỬ CUNG VỠ TRỤY MẠCH Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ vừa cấp c…
Xem chi tiết
Công điện số 05/CĐ-UBND ngày 26/07/2020 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cdub-05-2020-01_signed…
Xem chi tiết