Mới sinh nhiều chị em phụ nữ thường rơi vào tình trạng tắc tia sữa. Trường hợp này, làm chị em mệt mỏi, đau đớn và khó chịu. Vậy cách chữa tắc tia sữa cho mẹ mới sinh là gì? Nếu chị em có cùng câu hỏi hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục:
Tắc tia sữa là gì?
Ở ngực vú chứa một loạt các ống dẫn sữa từ tuyến vú đến núm vú nhằm mục đích phục vụ chị em cho con bú. Nếu một ống dẫn bị tắc có thể gây nên tình trạng đau, sưng và ngứa dữ dội.
Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2011. Trên 117 người phụ nữ cho con bú cho thấy có tới 4,5% thai phụ sau sinh gặp phải tình trạng bị tắc tia sữa vào một thời điểm nào đó trong những năm đầu tiên cho con bú. Tình trạng tắc ống dẫn sữa có thể gây nên viêm vú, nhiễm trùng gây đau đớn ở vú.
Mặc dù tình trạng tắc ống dẫn sữa gây đau đớn ở những người phụ nữ nhưng tình trạng này hoàn toàn có thể điều trị bằng một số phương pháp đơn giản tại nhà.
Nguyên nhân gây tắc ống dẫn sữa
Tắc ống dẫn sữa là tình trạng phổ biến ở những phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú, thường là có 2 trường hợp thứ nhất là mới sinh con và cho con bú thứ 2 là sinh con nhưng không cho con bú, đều gây ra tình trạng tắc sữa.
Tình trạng tắc ống dẫn sữa thường dễ gây ra đối với tình trạng chị em đang cho con bú nhưng con không hút hết sữa ra ngoài, điều này vô tình gây nên tình trạng ứ đọng bởi sữa tích tụ trong cơ thể và làm tắc ống dẫn sữa.
Một số tình trạng cũng có thể gây tắc ống dẫn sữa có thể kể đến như: phụ nữ gặp khó khăn khi cho con ty, chẳng hạn như cho bé ngậm ti sai cách gây đau hoặc không cho bé bú thường xuyên, đều là những nguyên nhân thường gây tình trạng tắc ống dẫn sữa.
Tuy nhiên, tình trạng tắc ống dẫn sữa sẽ xảy ra với tỷ lệ cao hơn đối với những chị em trong giai đoạn cho con bú:
+ Chế độ dinh dưỡng của mẹ không hợp lý
+ Không vắt hết sữa gây ứ đọng sau mỗi lần cho con bú
+ Không cho con bú sữa đều đặn
+ Cho con bú ít hoặc bỏ qua
+ Vô tình gây áp lực không nên có lên ngực bởi cho con bú ở tư thế không thoải mái, quần áo mẹ mặc quá bó sát hoặc áo ngực có gọng
Ngoài ra, đôi khi nhiều chị em có thể bị tắc ống dẫn sữa nhưng không liên quan đến việc cho con bú:
+ Mẹ có tiền sử bị viêm vú khi cho con bú
+ Nứt da trên núm vú
+ Mẹ sử dụng thuốc hoặc các loại chất kích thích khác trong giai đoạn cho con bú hoặc trong giai đoạn mang thai
+ Mẹ trong giai đoạn mang thai và cho con bú gặp nhiều áp lực, stress
Dấu hiệu mẹ bầu bị tắc tia sữa
Việc nhận định dấu hiệu tắc tia sữa rất quan trọng, bởi vì khi biết mình bị tắc tia sữa thì mẹ bầu mới có thể tác động lên nó để khắc phục tình trạng tắc tia sữa. Nếu mẹ bầu không kịp nhận diện dấu hiệu tắc tia sữa lâu ngày sẽ gây nên tình trạng bệnh lý nhiễm trùng được gọi là viêm vú.
Một số dấu hiệu mẹ bầu nên lưu ý để xác định xem mình có nguy cơ bị tắc ống dẫn sữa hay không:
+ Đau ở một vị trí cụ thể trong vú
+ Khi đau mẹ bầu có thể cảm nhận được một cục sưng, mềm ở vú
+ Sữa chảy chậm hơn ở một bên so với bên còn lại
+ Da mẹ bầu trở nên sần sùi tại một khu vực cụ thể
+ Xuất hiện một chấm nhỏ màu trắng trên núm vú được gọi là bọt sữa
Lưu ý, đôi khi một ống sữa trong cơ thể bị tắc có thể gây nên tình trạng sốt nhẹ. Vì sốt có thể xảy ra do người phụ nữ bị nhiễm trùng 1 bên vú nên những đối tượng sốt kèm theo đau vú nên đi khám bác sĩ để được điều trị cụ thể.
6 cách chữa tắc tia sữa cho mẹ mới sinh
Thông thường tình trạng tắc tia sữa hoàn toàn có thể được điều trị tại nhà. Một số trường hợp ống dẫn sữa sẽ hết tắc từ 1-2 ngày nếu áp dụng đúng phương pháp thông tia sữa hoặc một số khác sẽ tự hết.
Cho con bú thường xuyên
Khi bị tắc tia sữa các chị em thường nhận được lời khuyên của những người có kinh nghiêm là dừng cho con bú. Tuy nhiên, việc cho con bú thường xuyên sẽ góp phần làm giảm tình trạng tắc tia sữa ở mẹ. Bởi lực hút của con có thể hút những tia sữa bị ứ đọng ra ngoài từ đó giúp mẹ khai thông hệ thống tia sữa bị tắc.
Nếu chị em bị tắc tia sữa cảm thấy đau khi cho con bú thì lời khuyên là chị em nên dùng thử các sản phẩm hút sữa có trên thị trường hiện nay, bởi cách này có thể giúp chị em hạn chế hiện tượng ứ đọng sữa một cách hiệu quả.
Làm rỗng hoàn toàn bầu vú sau khi cho bé bú xong
Sau khi cho bé bú xong, trường hợp con bú không nhiều hoặc nhanh chóng ngủ thiếp đi khi bú xong, các mẹ nên thử ép vú hoặc sử dụng máy vắt sữa sau khi cho con bú. Việc này giúp các mẹ hạn chế được tình trạng ứ đọng sữa sau sinh.
Cho con bú hoặc vắt sữa một cách thường xuyên cũng có thể giúp mẹ giảm nguy cơ tắc sữa bởi việc này khiến các tuyến sữa trong cơ thể mẹ được hoạt động liên tục và không bị ứ đọng gây nên tình trạng tắc sữa.
Massage trước và trong khi cho con bú
Các mẹ nên học kỹ thuật ép sữa này bởi nó thông sữa một cách hiệu quả. Nhẹ nhàng xoa bóp vú tập trung vào bất kỳ cục u hoặc vùng đau nào bằng đầu ngón tay hoặc lòng bàn tay trước và trong khi cho con bú.
Nghĩ ngơi và uống nhiều nước
Sau khi sinh, cơ thể người mẹ sẽ rất mệt mỏi nên cần được nghỉ ngơi nhiều so với bình thường để phục hồi lại cơ thể. Sau sinh tốt nhất mẹ không nên đụng vào công việc nhà, tốt nhất khi có việc nhà cần làm hoặc chăm sóc em bé mẹ nên nhờ sự giúp đỡ từ phía người thân, để có thêm nhiều thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc cơ thể.
Mẹ cũng nên ăn uống đầy đủ và lên thực đơn chi tiết về các sản phẩm nên ăn sau quá trình sinh nở. Nhiều trường hợp tắc sữa có thể do chế độ ăn của mẹ quá nghèo nàn.
Sau sinh mẹ trẻ thường phải đối mặt với những vấn đề tâm lý như tình trạng trầm cảm sau sinh,… Gia đình và người thân nên lưu ý và quan tâm mẹ nhiều hơn vào những lúc nào, tình trạng lo âu và trầm cảm cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng tắc sữa.
Trong giai đoạn cho con bú mẹ có thể sử dụng các loại thuốc như paracetamol hoặc ibuprofen. Nếu đang dùng hoặc định dùng các loại thuốc khác nên hỏi ý kiến của bác sĩ một cách cẩn thận. Phụ nữ trong giai đoạn cho con bú tuyệt đối không dùng aspirin.
Uống đủ nước trong khi đang cho con bú cũng là một trong những cách làm thông sữa tự nhiên hiệu quả.
Nếu cục u gây tắc sữa vẫn chưa tan sau 1 đến 2 ngày hoặc tình hình cực u trở nên xấu đi làm người mẹ có những biểu hiện của sốt và các bệnh như cúm, lời khuyên nên đi đến cơ sở y tế uy tín gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Thay đổi cách bú của bé
Thay đổi tư thế bú của bé có thể giúp làm giảm tình trạng tắc sữa của mẹ hiệu quả. Lưu ý, khi thay đổi tư thế bú của bé dù là bú tư thế nào cũng nên tuân theo quy luật để cằm hoặc mũi của bé hướng về phía ống dẫn sữa bị tắc để nới lỏng sữa và rút ống dẫn ra ngoài một cách dễ dàng hơn.
Cho bé bú bằng bốn chân, hoặc bất kỳ tư thế nào khác nhưng tư thế đó em bé nên được đặt dưới bầu ngực của mẹ. Trọng lực có thể giúp dẫn lưu sữa và loại bỏ tắc nghẽn hiệu quả.
Một số loại thảo mộc hỗ trợ giảm tắc tia sữa một cách hiệu quả
Khi sử dụng các loại thảo mộc nhiều người thường nghĩ ngay đến phương pháp chườm ngực bằng thảo dược. Bởi các loại thảo mộc thường có công dụng tốt trong việc chườm ngực, chống viêm và giảm sưng (trong đó cần chú ý đến hoa cúc, cúc kim tiền, hoa oải hương,…), tăng cường sự lưu thông và thoát dịch bạch huyết hiệu quả (rễ ngưu bàng, cỏ thi, bồ công anh). Ngoài ra, lá bắp cải có thể giảm đau hiệu quả.
Phương pháp chườm thảo mộc
+ Đổ nước sôi vào thảo mộc và ngâm nó từ 10 – 15 phút
+ Đợi nước ngâm giảm nhiệt độ, tức là lấy tay chạm vào đủ mát, hãy đắp các loại thảo mộc này bằng cách cho khăn vào dung dịch thảo mộc ngâm sau đó lấy khăn quấn quanh bầu ngực nơi có cục u và dưới nách
+ Giữ thuốc đắp như vậy cho đến khi nguội hẳn
+ Bôi lại trong ngày
Bôi dầu dừa: Xoa bóp dầu dừa tại các vị trí u của vùng ngực bị tắc sữa sau đó lan lên các vùng cánh tay. Phương pháp này giúp mô vú mềm đi và sau đó là giảm đau một cách hiệu quả.
Sử dụng khoai tây: Sau khi thực hiện phương pháp bôi dầu dừa xong, các mẹ hoàn toàn có thể cắt lát khoai tây thành miếng mỏng hoặc bầm nhiễm rồi đặt lên những vùng bị tắc sữa. Khi đặt khoai tây ở vị trí vùng ngực các mẹ nên mặc áo ngực lại để cố định vị trí của khoai tây. Ngoài ra, để không bị dơ áo ngực các mẹ nên đặt lên đó một miếng khăn rồi hãy mặc áo ngực.
Cách chữa tắc tia sữa cho mẹ mới sinh? Đối với câu hỏi này thì hoàn toàn có nhiều cách khác nhau giúp mẹ thoát khỏi tình trạng tắc tia sữa hiệu quả, tình trạng tắc tia sữa không phải là tình trạng nguy hiểm và có thể mau chóng khỏi trong vài ngày. Ngoài ra, nếu áp dụng những cách trên đây mà mẹ bầu không thấy tình trạng mình khá hơn, thì nên đi đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị bệnh.