Rối loạn hệ thần kinh thực vật có ảnh hưởng đến chức của nhiều cơ quan tự động bên trong cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hoá. Rối loạn hệ thần kinh thực vật hiện nay không được xếp vào danh sách các bệnh nguy hiểm nhưng ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng cuộc sống, dễ gây khó chịu và khiến tâm lý cơ thể thay đổi nhanh chóng theo nhiều cách thất thường. Vậy điều trị rối loạn thần kinh thực vật như thế nào? Khi bị rối loạn thần kinh thực vật uống thuốc gì? Nếu có cùng thắc mắc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục:
Rối loạn hệ thần kinh thực vật được hiểu là gì?
Hệ thần kinh thực vật là hệ thần kinh có bản chất tự động chi phối nhiều cơ quan có tính chất quan trọng của cơ thể như: hoạt động của cơ quan hô hấp, cơ quan tiêu hoá, cơ quan tuần hoàn, bài tiết và mồ hôi,… các hoạt động diễn ra một cách tự nhiên không có theo sự kiểm soát hay ý muốn của con người.
Rối loạn hệ thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Hai hệ thống này về bản chất gần như trái ngược nhau nhưng đôi khi chúng thực hiện một số vai trò cùng nhau ở một số cơ quan hoặc bộ phận nhất định. Nếu một trong 2 phản ứng này có bất kỳ ảnh hưởng nào như ức chế hoặc giảm hoạt động sẽ dẫn đến hội chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật. Điều quan ngại là hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm hoàn toàn không chịu sự chi phối ở não bộ, chúng có vai trò chủ yếu là điều khiển những hoạt động không mang tính kiểm soát của các cơ quan bên trong cơ thể.
Sự nguy hiểm của rối loạn hệ thần kinh thực vật
Khi một người bị rối loạn hệ thần kinh thực vật trong thời gian dài người đó nhất định sẽ gặp những vấn đề nghiêm trọng đến tâm sinh lý. Rối loạn hệ thần kinh thực vật cũng sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể và gây ra một số bệnh bao liên quan bao gồm đến hệ thần kinh, tim mạch, hệ tiêu hoá, hệ tiết niệu, hệ hô hấp và hệ sinh dục,…
Ngoài ra, rối loạn hệ thần kinh thực vật còn khiến người bệnh rơi vào tình trạng như rối loạn giấc ngủ, đau mỏi vai gáy, ớn lạnh, đau mỏi cột sống. Có nhiều trường hợp bệnh nhân có cảm giác khó chịu và không thể tiếp tục sống. Phản ứng sinh học chậm chạp với ánh sáng, gặp khó khăn khi phải đi lái xe trong ban đêm.
Rối loạn hệ thần kinh thực vật ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể bao gồm:
+ Với tim mạch: Người mắc bệnh rối loạn hệ thần kinh thực vật sẽ rơi vào những tình trạng như hồi hộp, hụt hơi, nhịp tim nhanh hoặc chậm một cách thất thường, huyết áp tăng giảm một cách thất thường, đau thắt ngực, thiểu năng mạch vành, khó thích ứng được với các hoạt động thể lực cường độ cao, nguyên nhân có thể do nhịp tim khó thay đổi hoặc không thay đổi để thích ứng với các bài tập thể lực đó
+ Với hệ tiêu hoá: Khi bị rối loạn hệ thần kinh thực vật người bệnh sẽ bị ảnh hưởng tiêu hoá cụ thể là chức năng co bóp của dạ dày sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này sẽ dẫn đến những cảm giác như ăn không ngon, tiêu chảy, ăn nhanh no, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa, khó nuốt và ợ hơi. Kích thích sự đại tiện khi bị căng thẳng,…
+ Hệ thần kinh: Vào những ngày thời tiết trở gió thất thường người bị rối loạn hệ thần kinh thực vật rất dễ bị rối loạn vận mạch, gây ra các bệnh như đau đầu, rối loạn sự tuần hoàn của não, giảm trí nhớ, tập trung cùng theo đó là giảm chất lượng giấc ngủ, thường xuyên đối mặt với các cảm giác lo âu và buồn bực một cách vô cớ
+ Hệ tiết niệu: Rối loạn hệ tiết niệu sẽ gây ra tình trạng tiểu khó, tiểu không tự chủ, kích thích tiểu tiện khi cơ thể nhận được những cảm giác căng thẳng nhưng lại không thể giải phóng hết nước tiểu, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến viêm khuẩn đường tiết niệu
+ Hệ bài tiết: Tăng hoặc giảm khả năng tiết mồ hôi của cơ thể sẽ ảnh hưởng tới khả năng điều tiết nhiệt độ một cách nghiêm trọng, điều này sẽ làm thân nhiệt trở nên nóng lạnh một cách bất thường
+ Hệ hô hấp: bị ảnh hưởng là do những cơn co thắt cơ trơn của phế quản tạo cảm giác khó thở, hiện tượng này sẽ còn tăng khi thay đổi thời tiết hoặc căng thẳng. Một số triệu chứng hụt hơi, tức ngực, ngạt mũi
+ Hệ cơ xương và hệ sinh dục bị ảnh hưởng nghiêm trọng: Với hệ cơ xương các khớp sẽ bị ảnh hưởng gây tình trạng đau nhức xương khớp khi trở trời. Còn hệ sinh dục nếu bị ảnh hưởng thì dẫn tới tình trạng rối loạn tình dục, các vấn đề liên quan đến sự duy trì sự cương cứng của nam giới, ngoài ra một số vấn đề khác như xuất tinh sớm và khó đạt cực khoái cũng bị ảnh hưởng. Ở nữ giới khi hệ sinh dục ảnh hưởng có thể dẫn tới khô âm đạo và rối loạn kinh nguyệt. Rối loạn thần kinh thực vật là khởi đầu của nhiều bệnh lý như: Raynaud, chứng xanh tím đầu chi, chứng đỏ đau đầu chi, bệnh cứng bì,…
Những ai có thể bị rối loạn hệ thần kinh thực vật
Rối loạn thần kinh thực vật tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nó có thể hành hạ cơ thể và tinh thần. Nên những đối tượng sau đây cần lưu ý để nhận biết mình có phải là trường hợp có thể bị rối loạn thần kinh thực vật không để sau đó lên phương án đối phó với bác sĩ điều trị.
+ Người bị mắc bệnh parkinson mãn tính
+ Người bị mắc các bệnh tiểu đường hoặc bệnh chống lại hệ miễn dịch như HIV/AIDS
+ Người mắc phải một số bệnh truyền nhiễm như: bạch hầu, ngộ độc thức ăn, bệnh do vi khuẩn và virus gây ra,…
+ Người bị tổn thương hệ thần kinh mà nguyên nhân là do nghiện rượu hoặc bị một số bệnh mãn tính khác
+ Những người bị rối loạn tâm thần có yếu tố di truyền
Rối loạn thần kinh thực vật uống thuốc gì?
Thuốc huyết áp: Các bác sĩ thường kê đơn thuốc điều chỉnh huyết áp cho bệnh nhân, bởi những người bị rối loạn hệ thần kinh thực vật thường có huyết áp thấp khi họ đang đứng. Những loại thuốc huyết áp được sử dụng nhằm thực hiện vai trò làm tăng huyết áp và ngăn chặn các biến chứng chẳng hạn như chóng mặt, ngất xỉu hoặc té ngã. Hầu hết đối với bệnh nhân bị rối loạn hệ thần kinh thực vật thì các loại thuốc này được sử dụng một cách lâu dài.
Bác sĩ cùng thường kê thuốc cho bệnh nhân của mình một loại thuốc là mineralocorticoid gọi là fludrocortisone để làm tăng khả năng giữ nước và muối lại cơ thể cũng như làm tăng huyết áp nếu tình hình huyết áp giảm một cách đột ngột thất thường. Thuốc này thường được sử dụng một lần mỗi ngày. Lưu ý thuốc có nhiều tác dụng phụ cần nói đến như huyết áp cao, nhức đầu, sưng mắt cá chân, nồng độ kali thấp cùng những vấn đề liên quan đến chức năng của thận.
Các loại thuốc khác mà một người bị rối loạn thần kinh thực vật nên sử dụng bao gồm alpha midodrine và axit amin tổng hợp droxidopa. Cả hai loại này đều thuộc dạng thuốc tăng huyết áp nhưng với tác dụng ngắn, chúng thường làm tăng huyết áp cơ thể từ 2 đến 6 giờ trước khi uống. Các tác dụng phụ có thể kể đến như làm tăng huyết áp cao khi nằm.
Một số trường hợp khác bác sĩ vẫn có thể sử dụng thuốc parkinson nếu trong quá trình điều trị bác sĩ nhận thấy bạn có triệu chứng của căn bệnh này. Cũng có thể sử dụng các loại thuốc kết hợp như levodopa và carbidopa để làm giảm các triệu chứng như cứng khớp, các vấn đề liên quan đến sự thăng bằng cử động chậm ở những đối tượng bị rối loạn thần kinh tự chủ.
Hy vọng với những thông tin mà bài viết rối loạn thần kinh thực vật uống thuốc gì cung cấp, bạn sẽ có được một số thông tin quan trọng để từ đó khi mắc phải căn bệnh này bạn sẽ biết cách đối phó và sử dụng những loại thuốc gì.